Nghi lễ trong đám cưới Việt Nam và 5 điều cần biết
2023-06-15 09:18:07
Đám cưới nay tuy có nhiều nét mới lạ và hiện đại, tuy nhiên những phong tục xưa vẫn là nét đẹp, nét truyền thống được lưu giữ muôn đời. Nét đẹp ấy gắn liền vào trong đám cưới, hôn nhân để mong mỏi một cuộc đời viên mãn cho đôi Tân Lang và Tân Nương.
Nghi lễ là một nét đẹp và nét riêng truyền thống chỉ có riêng ở Việt Nam. Trải qua hàng ngàn năm gây dựng và phát triển, sự độc đáo trong văn hóa nghi lễ cưới hỏi lại càng phong phú. Mặc dù xã hội ngày một phát triển và hội nhập với những nét văn hóa ở mọi nơi trên thế giới. Tuy nhiên, nghi lễ trong đám cưới lại là một điểm truyền thống không thể bỏ qua.
Hiện nay, có nhiều nghi lễ đã được lược bỏ đi để đơn giản hóa và tránh mang tính chất cổ hủ.
Các nghi lễ được tổ chức trong đám cưới luôn với mong mỏi đánh dấu những mốc sự kiện quan trọng. Đồng thời khắc họa lên được hành trình của tình yêu thương đôi lứa. Cho dù cuộc sống có hiện đại và phát triển đến đâu. Thì những giá trị xưa vẫn là nét ý nghĩ và đáng được trân trọng
Nghi lễ dạm ngõ
Nghi lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên trong hành trình đánh dấu cột mốc hôn nhân. Còn được gọi với nhiều tên gọi khác như lễ chạm mặt hay chạm ngõ. Đây là một nghi lễ được tổ chức để hai bên gia đình gặp mặt nhau. Đây cũng là thời điểm để hai bên gia đình chính thức hóa mối quan hệ thông gia. Đồng thời tìm hiểu rõ hơn về gia cảnh, văn hóa gia đình và truyền thói quen của nhau. Từ đó bàn bạc và trao đổi ý kiến, tính toán công việc tổ chức lễ cưới.
Tùy vào từng vùng miền mà phong tục cũng như lễ vật sẽ được biến tấu và thay đổi đi ít nhiều. Vì vậy mà sẽ có một vài bỡ ngỡ cho những gia đình khác nét văn hóa của nhau. Tuy nhiên, đây cũng là một điểm tích cực để học hỏi thêm nét đẹp riêng của văn hóa vùng miền và cùng thay đổi để thích hợp với nhau hơn. Dù cho có khác thế nào thì những lễ vật chính yếu bắt buộc vẫn phải có bao gồm: trầu, cau, rượu và trà
Nghi lễ dạm ngõ là nghi lễ đầu tiên
Nghi lễ ăn hỏi
Lễ ăn hỏi hay lễ đính hôn là một trong những nghi thức quan trọng và không thể thiếu trong phong tục kết hôn. Đây là nghi lễ mà nhà trai sẽ chuẩn bị và mang sính lễ tới nhà gái để “hỏi vợ” cho con trai của mình. Lễ vật sẽ tùy vào thỏa thuận giữa hai nhà hoặc dựa vào sự “thách cưới” của nhà gái ở một số địa phương. Tuy nhiên, lễ vật vẫn là những sính lễ phổ biến trong phong tục Việt Nam.
Sính lễ trong nghi lễ cưới hỏi luôn phải được trau chuốt và chuẩn bị kỹ càng. Ngoài ra, việc thiết kế và trang trí cũng cần được đầu tư. Thông thường sẽ trang trí theo hình dáng Rồng - Phượng hoàng để thể hiện sự trang trọng.
Lễ ăn hỏi là một phong tục quan trọng
Nghi lễ nạp tài
Lễ nạp tài thông thường không có một quy chuẩn nhất định và thường được biến tấu tùy vào phong tục, nét riêng của từng vùng miền. Nạp tài theo âm Hán Việt mang ý nghĩa cho sự gắn bó lâu dài giữa cô dâu và chú rể cùng hai bên gia đình thông gia. Ở lễ nạp tài, bên nhà trai sẽ mang lễ vật nạp tài sang nhà gái. Thông thường, sẽ bao gồm thêm một khoản tiền mà nhà trai đóng góp cùng nhà gái để lo cho các chi phí đám cưới. Tiền thách cưới cũng được trao đổi ở trong nghi lễ này.
Thông thường, lễ nạp tài được gộp vào trong lễ ăn hỏi hoặc lễ rước dâu. Tuy nhiên, đây được xem là một nghi lễ quan trọng vì nó thể hiện được sự tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái. Đồng thời tôn vinh lên được phẩm giá của cô dâu tương lai.
Lễ nạp tài nhằm tôn vinh phẩm giá của người phụ nữ
Xem thêm: Trang sức ngày cưới cho cô dâu
Nghi lễ rước dâu
Có thể nói, đây là nghi lễ quan trọng nhất và được tổ chức vô cùng long trọng. Nếu như tinh giản bớt nghi lễ thì đây là nghi lễ không thể nào thiếu được. Ngày nay, nghi lễ rước dâu còn được gọi với tên là lễ cưới. Lễ xin dâu cũng được gộp chung vào nghi lễ này.
Trước khi lễ rước dâu được bắt đầu, mẹ chú rể cùng gia đình đem theo cơi trầu, chai rượu đến nhà gái để bày tỏ tấm lòng và nguyện vọng muốn xin dâu. Nhà gái nhận lấy vật lễ và đặt lên bàn thờ gia tiên.
Nghi lễ rước dâu luôn được thực hiện đầy đủ các bước. Trong nghi lễ này, bạn bè, người thân và gia đình hai bên cùng nhau chứng kiến và minh chứng cho tình yêu đôi lứa của đôi vợ chồng son. Cùng nhau chúc phúc và mong mỏi một cuộc sống no đủ, hạnh phúc đong đầy. Trong nghi lễ rước dâu, thủ tục quan trọng nhất là thắp hương cho bàn thờ gia tiên. Cầu mong được phù hộ cho sự êm ấm và thuận hòa giữa hai vợ chồng.
Nghi lễ rước dâu được tổ chức vô cùng long trọng
Nghi lễ tại mặt
Đây là nghi lễ cuối cùng trong quy trình tổ chức đám cưới. Lễ tại mặt được diễn ra vào ngày tiếp theo của lễ rước dâu. Cưới xin xong xuôi, cô dâu đã về nhà chồng. Lễ tại mặt được diễn ra sau ngày cưới từ 1 đến 3 ngày. Đây là nghi lễ thể hiện sự quan tâm, lòng thành kính và biết ơn của đôi vợ chồng với bố mẹ đàng gái.
Thông thường theo phong tục truyền thống, lễ vật cho lễ tại mặt thường là gà trống, rượu trắng và gạo nếp. Đây cũng là thời điểm đánh dấu chú rể về thăm gia đình vợ với một cương vị con rể chính thức. Đồng thời sẽ là dịp cho chú rể thân thiết với gia đình nhà vợ, cũng giúp vợ đỡ buồn tủi khi mới về nhà chồng.
Ngày nay, với sự phát triển và hiện đại tiên tiến. Nhiều bạn trẻ lựa chọn phong cách đám cưới đơn giản và tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên, nghi lễ đám cưới truyền thống vẫn mang một nét đặc trưng và thiêng liêng. Bởi nét văn hóa được đúc kết và gây dựng từ hàng ngàn năm. Tạo nên một sự tinh túy rất riêng chỉ có ở người Việt.
Lễ tại mặt nhằm thể hiện lòng tôn kính cha mẹ
Tin liên quan
Từ khóa: Đám cưới, nghi lễ, vàng cưới, ăn hỏi